Tài chính là bàn đạp cho tấm Visa du học Mỹ

Tài chính khi đi du học tại Mỹ là một trong những yếu tố ưu tiên hàng đầu, và bạn sẽ phải có những bước chuẩn bị kỹ càng cho vấn đề này. Đối tượng bạn cần chứng minh cho họ thấy năng lực tài chính của mình sẽ bao gồm trường bạn đăng ký, viên chức lãnh sự (người cấp Visa) và có thể là nhân viên hải quan của Mỹ. Họ cần thấy rằng bạn có nguồn tài chính đủ để chi trả toàn bộ các chi phí sinh hoạt (nhà cửa, chi tiêu ăn mặc…), bảo hiểm sức khỏe cũng như học phí đại học.


Nhưng bao nhiêu là đủ? HD Education sẽ liệt kê cho bạn những “khoản chi” sau đây để bạn có được cái nhìn chính xác hơn
1. Học phí
Chi phí học tập có thể ước tính dựa trên thông tin được cung cấp thông qua website của trường catalogs hoặc thông tin nhập học khi nộp hồ sơ xin I-20. Nhưng nên nhớ rằng học phí có thể thay đổi, do đó chuẩn bị dư dả một chút không bao giờ thừa. Thông thường các trường của bang (công lập) có học phí rẻ hơn các trường tư thục, sự khác biệt về học phí còn tăng theo chất lượng giảng dạy, danh tiếng của trường. Ví dụ như CSU Fullerton, một trường thuộc hệ thống trường bang California, có mức học phí khoảng 15,000-17,000/năm trong khi một trường khác cùng bang là University of Southern California, đứng thứ 25 các trường của Mỹ, lại có mức học phí “khổng lồ”: 47,000-48,000/năm. Tất nhiên là một số trường tư thục lại có khả năng cấp học bổng trong khi các trường bang lại không thể.
Các trường cao đẳng 2-năm hoặc cao đẳng cộng đồng thường có học phí thấp hơn các trường cao đẳng 4-năm hoặc các trường đại học đào tạo chương trình cử nhân. Học phí ở Seattle Central College (9,000/năm) sẽ là mức phí “phải chăng” đối với những du học sinh bắt đầu làm quen với môi trường học tập tại Mỹ. Đó là lí do tại sao rất nhiều bạn chọn con đường 2 năm cao đẳng rồi chuyển tiếp sang đại học để lấy bằng Cử nhân.
Một yếu tố thường thấy giúp giảm gánh nặng học phí đó chính là học bổng. Tuy nhiên việc định vị và phân biệt đâu là Học bổng thật và có giá trị thì không hề dễ dàng. Tự hào với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, AMEC hiện nay đang có những nguồn thông tin về nguồn hỗ trợ tài chính thực sự chất lượng từ các trường danh tiếng, cũng như kinh nghiệm trong việc “săn” và chuẩn bị hồ sơ xin học bổng.
2. Sinh hoạt phí:
Chi phí ăn ở tại Mỹ cũng không đồng nhất và thay đổi tùy theo từng bang, từng khu vực, những bang đông dân bờ Đông và bờ Tây (California, New York, Virginia, New Jersey…) luôn có mức chi phí sống cao hơn các bang khác.
“Tốn” nhất phải kể đến chi phí cho nơi ở. Chi phí này có thể bao gồm hoặc không bao gồm chi các chi phí “lặt vặt” khác như: điện, nước, Internet, rác, ăn uống… Có nhiều hình thức nhà ở để lựa chọn với những mức phí cũng như điều kiện sống khác nhau:
– Sống tại Ký túc xá (Dorm): bạn sẽ được sống trong khuôn viên của trường, tiện lợi cho việc đi học cũng như các sinh hoạt chung với những bạn sinh viên khác. Bất lợi là chi phí thường cao hơn lựa chọn homestay, ít cơ hội tiếp xúc với người bản xứ và phải “chen chúc” đăng ký từ sớm.
– Sống tại Homestay: đây là hình thức khá phổ biến đối với du học sinh Việt Nam, homestay có mức giá phù hợp, đem lại cho bạn cơ hội để tham gia nhiều vào đời sống gia đình cũng như cộng đồng của người dân địa phương.
– Ngoài ra còn một số lựa chọn khác cho các bạn đã tương đối “rành” về cuộc sống ở Mỹ hoặc những bạn có điều kiện tốt, đó là thuê căn hộ với điều kiện sống tốt hơn và ‘tự do’ hơn. Mức thuê căn hộ khá mắc nhưng có thể ở chung, share với những bạn du học sinh khác.
Ngoài ra, các chi phí mà du học sinh cần lưu tâm có thể kể đến như: chi phí đi lại (xe bus, tàu điện ngầm, xe hơi…), chi phí bảo hiểm, mua sắm…
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH DU HỌC MỸ:
Tạo nguồn ngân quỹ: phải có một nguồn tài chính liên tục. Bạn nên nhớ rằng tài chính du học sẽ bao gồm tất cả tiền học phí, nơi ở, chi phí đi lại và các chi phí sinh hoạt, ngoài ra cũng cân nhắc cụ thể tất cả những chi phí phụ trội cho việc di chuyển cũng như sắp xếp để ổn định cuộc sống trong môi trường mới. Một yếu tố quan trọng trong “tổng ngân sách” là bảo hiêm sức khỏe, khoản chi này có thể lên đến $1,000/năm đối với cá nhân và $5,000/năm đối với hộ gia đình.
Các nguồn hỗ trợ tài chính: Các nguồn tài chính hỗ trợ ngoài tài chính của gia đình, người thân còn có thể đến từ các tổ chức quốc tế, nguồn thu nhập khi làm thêm, từ chính phủ… Tuy nhiên cần nắm được thông tin và điều kiện cần thiết để được hỗ trợ từ những nguồn này.
Khoản vay cho sinh viên quốc tế: các khoản vay cho du học sinh chỉ áp dụng cho những trường được chấp thuận và hỗ trợ bởi Chính phủ và phải cùng ký kết với một công dân hoặc một thường trú nhân tại Mỹ.
Học bổng cho sinh viên quốc tế: có rất nhiều trang web, nguồn thông tin trên mạng cung cấp thông tin về học bổng cho du học sinh tại Mỹ, nhưng không phải tất cả đều hợp pháp, một số thông tin thậm chí là lừa đảo. Nếu cảm thấy rối trong việc định vị học bổng, đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp từ những đơn vị hoạt động giáo dục hay những nguồn thông tin uy tín.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét